Mỗi dịp Tết đến, khắp các nẻo đường, đi đâu ta cũng thấy sắc vàng của cây mai len lỏi nơi mọi ngóc ngách. Bởi lẽ từ lâu, hoa mai Tết đã trở thành biểu tượng nổi bật của những ngày đầu năm mới. Vậy làm sao để chọn được các thế cây mai vàng đẹp? Chăm sóc mai vàng như thế nào cho đúng. Tất cả sẽ được Đồng Hồ Hải Triều bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
TRUYỀN THUYẾT, Ý NGHĨA CỦA CÂY MAI VÀNG
Cây mai vàng từ lâu đã gắn bó với mọi người dân Việt Nam qua biết bao cái Tết ấm no, hạnh phúc. Vậy bạn đã bao giờ tò mò về sự tích của loài cây này chưa? Ý nghĩa của hoa mai là gì mà được mọi người yêu quý đến như thế?
1. TRUYỀN THUYẾT
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa trong làng nọ, có một cô bé tên Mai vô cùng ngoan ngoãn, được tất cả mọi người yêu quý. Cha cô là một thợ săn nổi tiếng trong vùng, nổi danh với tài “bách phát bách trúng”, luôn đem về vinh quang cho bản làng. Chính vì lẽ đó mà từ bé, dù bị mọi người can ngăn nhưng Mai vẫn luôn ao ước được nối nghiệp cha. Mặc dù là thân phận nữ nhi, thường bị xem là yếu đuối nhưng cô bé vẫn ngày ngày luyện võ. Và đúng như ước muốn, khi lớn lên, cô trở thành một nữ hiệp sĩ tài giỏi, tinh thông đủ thứ võ nghệ.
Bấy giờ có một con yêu tinh xuất hiện, luôn đến để quấy phá dân làng khiến ai nấy đều sợ hãi. Với tất cả sự tin tưởng, dân làng đã tìm đến cô bé và nhờ cha cô giúp đỡ. Thế là hai cha con Mai lên đường đi diệt trừ yêu tinh. Trải qua những trận chiến khốc liệt, cuối cùng họ đã tiêu diệt được quái thú tàn ác, đem lại cuộc sống bình yên cho thôn làng. Từ đó họ được mọi người trọng dụng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên từ lần đó, sức khỏe của người cha sa sút hẳn. Dù cho có muôn phương cứu chữa cũng không cách nào khỏe lên được.
Xui rủi thay, một thời gian sau, trong làng lại xuất hiện một con yêu tinh trăn khổng lồ. Một lần nữa, dân làng lại cầu cứu hai cha con. Tuy nhiên lúc này, người cha sức khỏe đã giảm sút, chỉ còn Mai mới có thể một mình chinh chiến. Trước khi lên đường, cô bé đã ngỏ ý muốn mẹ nhuộm cho mình một chiếc áo màu vàng. Như vậy khi trở về, chị và mẹ có thể nhận ra cô từ xa.
Và rồi trận chiến khốc liệt cũng đến. Mặc dù yếu thế nhưng cuối cùng, Mai và cha cũng đã đánh bại con quái vật. Nhưng xui rủi làm sao, trước khi gục xuống đất, con trăn đã vùng dậy, dùng đuôi quấn lấy cô bé.
Thấy con gái không qua khỏi, gia đình và dân làng vô cùng đau khổ. Họ cầu xin ông Táo – người bạn thân nhất của bé Mai, tâu Ngọc Hoàng cho bé được sống lại. Nhưng Ngọc Hoàng không đồng ý vì đã quá trễ. Ông chỉ cho phép bé Mai trở về với gia đình mỗi năm một lần. Sau 9 ngày, bé sẽ tự động rời đi.
Sau này, khi bố mẹ và người thân đều đã qua đời, Mai không trở về nhà mà hóa thành một cây hoa vàng, nghiêng mình bên ngôi miếu.
Cũng từ đó, cây mai ngày Tết ra đời và luôn xuất hiện trong mỗi gia đình vào dịp xuân về. Tuy nhiên nó chỉ nở hoa rực rỡ vào 9 ngày, sau lụi tàn dần.
Xem thêm cách làm đất trồng mai chuẩn nhất giúp mai phát triển tốt nhất
2. Ý NGHĨA
Màu vàng tươi tắn của hoa mai được nhiều người thích thú. Bởi nó tượng trưng cho sự hy vọng và giàu sang phú quý.
Nhiều người cho rằng, hoa mai nở càng nhiều cánh thì càng đẹp, và gia đình đó sẽ gặp may mắn, phát tài trong năm mới. Tuy nhiên các cụ xưa lại quan niệm, nếu một cây hoa mai mà hoa của nó luôn nở đều đặn 7 cánh, thì gia đình sẽ vô cùng viên mãn, “đại cát đại quý” trong năm mới.
Rễ cây hoa mai chắc khỏe, cắm sâu vào lòng đất. Vì vậy mà nó tượng trưng cho đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, luôn trân trọng và sẵn sàng báo đáp công ơn tổ tiên. Đó cũng là lý do mà hoa mai thường được dùng để trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết.
Để nở những bông hoa tươi thắm vào đúng dịp Tết, hoa mai đã phải gồng mình trải qua cái lạnh thấu xương của mùa đông. Đó cũng là tiêu biểu cho phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn của người dân Việt Nam.
Có thể thấy cây mai vàng mang rất nhiều ý nghĩa trong ngày Tết. Người ta chưng cây mai vì mong muốn có một năm mới phát tài phát lộc, vạn sự như ý. Ngoài ra cũng thể hiện sự đề cao, ghi nhớ những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam.
Tìm hiểu thêm cách tỉa mai vàng , xả tàn mai vàng sau tết giúp mai phục hồi và phát triển tốt
MẸO CHỌN CÂY MAI VÀNG DÁNG ĐẸP, KHỎE MẠNH
Muốn một năm mới trọn vẹn, bạn cần chọn những cây mai khỏe mạnh, vươn mình đẹp đẽ. Sau đây, chúng tôi sẽ mách bạn bí kíp chọn cây mai vàng dáng đẹp, căng tràn sức sống.
1. ĐẾ
Khi chọn mai, người xưa vẫn thường truyền tai nhau câu nói rằng “Nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ nụ”.
Đặc điểm đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi chọn mai là phần đế. Bạn phải quan sát kỹ, chọn những cây có phần rễ dày, to, khỏe mạnh, cắm sâu vào lòng đất. Đặc biệt, những cây có phần rễ nổi lên mặt đất sẽ có sức sống bền bỉ và khỏe mạnh hơn những cây khác. Lưu ý không nên chọn những cây có phần rễ quá chằng chịt. Như vậy sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ khi trang trí trong ngôi nhà.
Gốc cây phải to, rộng hơn phần trên thân cây. Nên ưu tiên chọn những cây mà trên gốc có nhiều lỗ, hốc, hõm sâu, u nần. Đừng trông có vẻ xấu xí mà loại bỏ nó. Bởi đó mới là những cây mai khỏe mạnh, chống chọi với mọi điều kiện thời tiết và có thể sống lâu.
2. THÂN
Thân mai là yếu tố tiếp theo bạn cần lưu ý. Cách chọn thân mai sẽ tùy vào các loại mai khác nhau:
Cây mai tơ: Đối với mai tơ, bạn nên ưu tiên chọn những cây có thân thẳng, tròn trịa, không sần sùi, xù xì. Thân cây phải cứng cáp, vỏ không có dấu hiệu bong tróc. Như vậy sẽ tăng tính thẩm mỹ khi đặt chưng ở trong nhà.
Cây mai già: Trái ngược với mai tơ, khi chọn mai già, bạn cần chọn những cây có phần vỏ xù xì, có các hốc lõm, u nần. Nó chứng tỏ cây đã có tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, bền bỉ. Thân mai phải cong, mềm mại để dễ dàng hơn trong khâu uốn nắn, tạo hình.
Xem thêm Các cách phá thế cây mai vàng và ý nghĩa phong thủy của thế mai
3. CÀNH
Cành mai dường như là thứ quyết định toàn bộ vẻ đẹp. Do đó cần kỹ lưỡng trong khâu chọn lọc.
Một cành mai thanh tú phải vươn dài, thẳng, không bị gãy hay gập, đứt ngọn. Ngoài ra, cành mai phải được phân tán đều, tỏa thành vòng, càng lên cao thì ngọn càng ngắn và nhỏ dần. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát kỹ, tránh chọn nhầm những cành mai có dấu hiệu yếu ớt, dễ đứt gãy hay bị sâu bọ cắn phá.
4. NỤ
Khi xuống phố chọn cây mai, bạn cần chú ý, không nên chọn những cây hoa đỡ nở hoặc nở gần hết. Bởi nếu vậy khi đến Tết cũng là lúc hoa bắt đầu lụi tàn.
Nên ưu tiên chọn những cây vẫn còn nhiều nụ chưa nở, bụ bẫm, chỉ điểm xuyết một vài bông hoa đã trổ. Như vậy thì đến dịp Tết hoa mới nở rộng đúng kỳ, khoe sắc đẹp đẽ. Nụ phải được phân bố đều trên các nhánh cây. Tránh trường hợp nơi quá nhiều, nơi quá ít sẽ gây mất thẩm mỹ. Cũng không nên chọn những cây quá nhiều nụ, bởi nhiều khả năng hoa mai sẽ nở muộn, không kịp trang trí đón Tết.
Những bông hoa đã nở cánh phải to, rộng và có màu vàng tươi đều nhau, không có dấu hiệu bị sâu mọt.
5. NHỮNG BÚP HOA ĐÃ NỞ
Những búp mai vàng xinh đẹp sẽ đem đến tài lộc cho ngôi nhà của bạn. Do đó, khi chọn mai, bạn cần chọn những búp hoa có màu đậm, vàng tươi, không bị úa hay ngả màu. Cánh hoa phải rộng, đều nhau. Khi đó thì cây hoa của bạn mới đẹp và có sức sống.
CÁCH CHĂM SÓC MAI VÀNG RA HOA ĐÚNG TẾT
Rất nhiều trường hợp đã sắm được cho mình cây mai đẹp, nhưng lại không ra hoa đúng Tết. Vậy đâu là cách chăm sóc cây mai vàng để không gặp trường hợp hoa mai nở quá sớm hoặc quá muộn?
1. ÁNH SÁNG
Ánh sáng là điều kiện tiên quyết cho mọi sự sống, kể cả cây mai. Khi chơi mai, bạn cần đảm bảo đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, thoáng mát, không bị bất kỳ vật gì cản trở. Như vậy thì mai mới dễ dàng hấp thu ánh sáng và vươn mình phát triển.
Trong trường hợp hoa mai có dấu hiệu nở sớm, bạn cần tiết chế ánh sáng. Nên đưa mai vào đặt dưới hiên nhà, hoặc những nơi có mái tôn che để giảm thiểu lượng ánh sáng hấp thụ. Như vậy hoa sẽ bị tiết chế phát triển, thời gian nở hoa sẽ hợp lý hơn.
2. TUỐT LÁ
Tuốt lá cây hoa mai đúng thời điểm và đúng cẩn thận sẽ tác động đến việc ra hoa, giúp hoa nở đúng dịp Tết.
Thời gian phù hợp nhất để tuốt lá là khoảng giữa tháng 12 âm lịch. Đến khoảng ngày 23 tháng 12, hoa sẽ bắt đầu bung vỏ lụa. Khi đó chắc chắn mai sẽ nở đúng vào dịp Tết.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, ngưng tưới nước cho hoa từ 1 đến 3 ngày trước khi tuốt lá. Khi lá bắt đầu nổi gân cũng là lúc bạn có thể lặt. Sau khi lá đã được lặt hết, bạn tiến hành tưới nước cho cây, đồng thời bón thêm phân trùn quế. Như vậy sẽ kích thích sự phát triển của nụ hoa.
3. NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ lý tưởng để hoa mai nở hoa đúng dịp Tết là từ 25 – 30 độ C.
Do đó, nếu muốn kích hoa nở sớm, bạn có thể tăng nhiệt độ ấm lên. Ngược lại nếu muốn dời thời gian hoa nở, bạn nên giảm nhiệt độ xuống để làm chậm quá trình sinh trưởng của hoa.
4. ĐẤT TRỒNG
Đất trồng là nơi hoa mai trực tiếp hút chất dinh dưỡng. Do đó, đất phải dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp, màu mỡ và đặc biệt là không bị ngập úng.
5. TỈA CÀNH
Nếu hoa đang có dấu hiệu sẽ nở sớm, tỉa cành là biện pháp hữu hiệu ngăn tình trạng này xảy ra.
Tỉa cành là phương pháp nhằm ngăn chặn đường đi của chất dinh dưỡng, không cho phép nó lưu thông từ lá xuống rễ, làm cây phát triển nhanh chóng. Điều này sẽ kích thích hoa mai nở sớm.
CÁC LOẠI HOA MAI PHỔ BIẾN TẠI VN
Hiện nay, giá cây mai vàng có thể giao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng. Để Đồng Hồ Hải Triều mách bạn những cây mai đẹp giá cả phải chăng chơi Tết nhé!
1. MAI TỨ QUÝ
Mai Tứ Quý, hay còn gọi là nhị độ mai, là loài hoa thân gỗ, thuộc chi Ochna của họ Ochnaceae. Mai Tứ Quý được trồng nhiều ở các nước Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.
Cây Mai Tứ Quý có chiều cao từ 2 – 3m. Ở Trung Quốc hay Thái Lan, loài cây này còn có thể cao tới 8m. Tán cây rộng, phân thành nhiều cành đều nhau. Các nhánh và cành cây khá giòn nên dễ gãy. Lá cây xanh quanh năm, phiến lá nhẵn, mép ngoài có hình răng cưa và ít khi bị sâu bệnh.
Sở dĩ gọi là nhị độ mai bởi vì loài hoa này mỗi năm dường như nở tới hai lần. Lần đầu tiên, hoa mai bung nở với năm cánh màu vàng bắt mắt. Đến khi những cánh hoa lụi tàn và rơi dần, đài hoa dần chuyển sang màu đỏ. Lúc này đài hoa đỏ bắt đầu ôm lấy nhụy, trông như một nụ hoa vừa mới nhú. Bên trong nhụy, nhụy kết hạt rồi lớn dần, bung nở đài hoa trông như những cánh hoa mai màu đỏ.
Mai Tứ Quý rất được ưa chuộng tại Việt Nam, bởi nó mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Người ta tin rằng, Mai Tứ Quý sẽ đem lại tài lộc, may mắn cho những ai trang trí nó vào ngày Tết.
2. HỒNG MAI
Hồng Mai, hay còn được gọi là Nhất Chi Mai hay Hồng Mai Rừng. Đây là loài cây có xuất xứ từ Bắc Mỹ với tên khoa học là Jatropha pandurifolia, thuộc họ Thầu Dầu Euphorbiaceae.
Cây Hồng Mai có thân gỗ và khá nhỏ. Chiều cao có thể dao động từ 1 – 2m, và tối đa là lên tới 3m. Cây có nhiều nhánh, khá mềm nên dễ dàng uốn và tạo kiểu.
Khác với Mai Tứ Quý, hoa của cây mai đỏ có 5 cánh, màu hồng đỏ nhẹ nhàng, nổi bật. Các bông hoa mọc thành từng cụm, tập trung ở đầu cành.
Người ta chuộng hoa Hồng Mai bởi nó mang nhiều ý nghĩa. Hoa mai đỏ dùng để trang trí nhà sẽ rất nổi bật bởi màu sắc của nó, hơn nữa còn tạo ra bóng mát. Ngoài ra, cây mai đỏ còn mang năng lượng tích cực, ấm áp, tươi vui đến mọi gia đình. Màu đỏ còn gợi niềm tin cháy bỏng, hy vọng khát khao cho một năm mới thắng lợi.
3. HẠNH MAI
Hạnh Mai có lẽ là cái tên còn khá mới với những người chưa “sành hoa”.
Cây Hạnh Mai, hay còn gọi là cây mai mơ. Tên khoa học của loài hoa này là Prunes Mume. Hạnh Mai có chiều cao trung bình từ 6 – 9m. Lá cây hình bầu dục, nhỏ dần ở đầu lá và có răng cưa nhẹ.
Hoa Hạnh Mai cũng có 5 cánh như những loài mai khác. Tuy nhiên chúng có màu sắc khác biệt mà nổi bật là trắng và hồng.
4. BẠCH MAI
Bạch Mai – có lẽ nghe qua cái tên mỹ miều này bạn cũng phần nào đoán được dáng vẻ của loài hoa này rồi đúng không?
Bạch Mai là loài hoa mang trong mình màu trắng trong trẻo, tinh khiết. Cây mai trắng có cánh hoa dày, hơi tròn, nhọn ở phần đầu, nhìn qua trông khá giống hoa sứ. Bạch Mai có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và tỏa xa trong không khí. Chúng có chiều cao tối đa là 15m và được trồng nhiều ở các tỉnh Bến Tre, vùng núi Bà Đen – Tây Ninh và Hà Tiên.
5. SONG MAI
Sở dĩ loài hoa này có cái tên Song Mai là bởi chúng thường ra hoa, kết trái theo từng đôi từng cặp. Hoa Song Mai có màu trắng tinh khiết. Nó là đại diện cho vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi.
6. HOÀNG MAI
Hoàng Mai hay còn được gọi là Lạp Mai. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi mỗi năm hoa chỉ nở đúng một lần vào cuối tháng chạp Âm lịch.
Những bông hoa Hoàng Mai có 5 cánh nhỏ, khi nở có màu vàng rực rỡ đầy tài lộc.
7. MAI CHIẾU THỦY
Mai Chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia Religiosa, là loài cây đa niên.
Cây khá thấp, chỉ cao khoảng 1,5m. Lá cây mai này nhỏ hơn các loài mai khác, dài và mọc theo cặp. Hoa của chúng có 5 cánh nhỏ, màu trắng, thơm nhẹ và mọc thành từng chùm. Cuống hoa lúc nào cũng hướng xuống đất. Do vậy mà loài hoa này được gọi là Mai Chiếu Thủy.
8. NHẤT CHI MAI
Nhất Chi Mai là loài cây thân gỗ, được rất nhiều tay chơi hoa săn đón.
Thân cây đen bóng, gốc cây to, xù xì, nhiều u nần. Lá cây nhỏ, có màu xanh non, phần đầu khá nhọn. Hoa Nhất Chi Mai có cánh nhỏ, mỏng, có thể mọc đơn hoặc mọc thành chùm.
Lúc mới nở hoa có màu trắng. Sau khi tàn cánh hoa chuyển dần sang màu đỏ. Loài hoa này phổ biến ở miền Nam hơn so với những nơi khác.
LỜI KẾT
Vừa rồi là những chia sẻ về các loại cây mai Tết đẹp, cũng như cách chăm sóc cây mai. Hy vọng bạn đã có cho mình nhiều kinh nghiệm để mua cây mai kiểng thật đẹp về trưng bày ngày Tết nhé!
Your blog has become a go-to source of inspiration for me. Thank you for consistently delivering quality content.
tata ipl casino
tataipl casino
tata ipl
Very interesting information! Perfect just what I was looking for! My site: Unveiling the diverse motivations behind gambling